TẬN MẮT NHỮNG MẪU ĐỒNG HỒ NỔI BẬT TẠI "PHÒNG TRƯNG BÀY VĂN HÓA SINGAPORE VÀ ĐÔNG NAM Á"
- 03/10/2019
- 0 Bình luận
- Tác giả: Vũ Thị Thanh Thảo
Thành Phát Watch đã sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về căn Phòng trưng bày văn hóa Singapore và các nước Đông Nam Á và ngắm nhìn những cỗ máy thời gian nghệ thuật tại Triển lãm "Watch Art Grand Exhibition Singapore 2019".
"Phòng trưng bày văn hóa Singapore và các nước Đông Nam Á" tại Triển lãm "Watch Art Grand Exhibition Singapore 2019" là căn phòng triển lãm các di sản văn hóa, lịch sử 200 năm hình thành và phát triển của Singapore và các tác phẩm nghệ thuật tự nhiên phong phú của các nước Đông Nam Á. Căn phòng này chiếm vị trí ưu tiên, ngay sát cửa vào và trong bản lịch trình, đây là khu vực số 19.
Đại diện của Từ điển Đồng hồ rất vinh dự được có mặt tại nơi tổ chức sự kiện này để mang về cho bạn đọc những hình ảnh mới nhất cùng thông tin nhanh nhất về sự kiện này. Trong bài viết này, Từ điển đồng hồ sẽ dẫn bạn dạo quanh "Phòng trưng bày văn hóa Singapore và các nước Đông Nam Á" và ngắm nhìn những cỗ máy thời gian nghệ thuật tại đây.
Khu tiếp đón và bản đồ quanh khu triển lãm
Ngay tại lối ra vào của sự kiện, Từ điển Đồng hồ đã bị choáng ngợp trước phong cách trang trí vô cùng bắt mắt và rực rỡ của sự kiện. Lấy cảm hứng từ cái đẹp, màu sắc và hương thơm của loài hoa Frangipani, kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux đã tạo ra cây hoa với 11.500 cánh hoa là điểm nhấn mà không vị khách nào có thể bỏ qua khi tham dự triển lãm Patek Philippe 2019.
Đây là sảnh đón khách phía bên trong sự kiện, được trang trí những tác phẩm nghệ thuật của nữ kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux với cây hoa 100 màu sắc
Từ đây, khi chúng ta tiến vào căn phòng sẽ thấy nơi đây được chia thành 2 phần chính: phía bên ngoài là 5 bức tranh xếp hình nổi siêu đẹp từ giấy, còn phía bên trong trưng bày đồng hồ theo chủ đề tương ứng của từng bức tranh.
Đồng hồ S0303A và S0303B
Đặc sắc nhất trong những chiếc đồng hồ được trưng bày ở đây là 2 chiếc đồng hồ S0303A và S0303B - The Peaches (những trái đào). Chiếc đồng hồ ấn tượng này được sản xuất bởi thợ đồng hồ người Anh là William Ilbery cho thị trường Trung Quốc vào đầu thế kỷ 19.
Đôi đồng hồ này được Bảo tàng Patek Philippe mua lại tại một nhà đấu giá Đức. Đồng hồ được chế tác theo hình quả đào, là biểu tượng của sức khỏe và tuổi thọ trong văn hóa Trung Quốc.
Vỏ đồng hồ được sơn bằng men theo các màu nhạt dần để giống với màu trái cây trong thực tế. Hai lá men xanh được tô điểm bằng những viên ngọc trai trắng tinh khôi. Trong khi đó, thân cây lại được tạo hình thành dây chuyền, cũng được khảm một nửa viên ngọc trai với hình dạng và kích cỡ khác nhau.
Phía sau là chiếc đồng hồ hình quả dưa cũng độc đáo không kém mang tên S0610 Melon Pendant, được sản xuất từ vàng vào khoảng năm 1820. Được thiết kế dành riêng cho thị trường Trung Quốc, đồng hồ được trang bị bộ máy được thực hiện bởi Piguet & Melan. Bộ máy đồng hồ có đánh ký hiệu “P M” trên tấm khung chính và được đánh số thứ tự 3654. Bộ máy gồm có 2 hộp cót, dùng cho hai chức năng: phát nhạc và rối cơ khí.
Đặc biệt bộ máy rối cơ khí bên trong sẽ điều khiển một chuỗi hình động, theo đó hình ảnh một em bé trai chơi đùa cùng đàn lia, cùng với đó một người phụ nữ chơi đàn hạc với một chú chó ngồi cạnh chân xuất hiện. Cơ chế âm thanh điểm theo giờ và theo nhu cầu riêng của người đeo, được điều khiển bởi hệ thống 19 bánh răng.
Đồng hồ dây chuyền S0610 Melon Pendant
Ba chiếc đồng hồ 5077/100G-035, 036 và 037 mang tên "Portrait of Flowers" dành cho phái đẹp đại diện 3 loài hoa: Đỗ quyên, hoa Primroses và Mimosa. Mặt số của 3 chiếc đồng hồ đều được hoàn thiện với kỹ thuật vẽ tiểu họa và nung men gốm.
Chỉ trên một nền mặt số men trắng cơ bản, những nghệ nhân đồng thời là những nghệ sĩ tài hoa đã vẽ nên những bức tiểu hoạ vô cùng tỉ mỉ. Sử dụng một bảng màu từ 7 đến 9 màu tuỳ theo từng mặt số, cùng cây cọ nhỏ họ đã tạo nên những bức tranh sống động đúng nghĩa. Sau đó, mỗi mặt số cần 8 đến 10 lần nung ở nhiệt độ từ 670 độ đến 690 độ. Vành bezel và 4 càng nối dây được đính 113 viên kim cương thiên nhiên với chất lượng hàng đầu. Ngoài ra, vỏ đồng hồ được chế tác từ vàng trắng có đường kính 38mm, sử dụng cỗ máy tự động caliber 240 và mặt đáy từ kính Sapphire.
Tiếp đến là chiếc đồng hồ để bàn được trang trí hình tượng chim thần Garuda hay Kim sí điểu, là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo, có ảnh hưởng lớn tới nhiều người dân Singapore. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu diễn bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng. Patek Philippe đã đem tới phiên bản đồng hồ để bàn 1619M mang tên "Holiday in Thailand" để nói về điểm tương đồng giữa hình tượng chim thần Garuda này.
Hình tượng chim thần Garuda hay Kim sí điểu
Chiếc đồng hồ để bàn được làm theo hình trụ tròn truyền thống của nhà Patek Philippe, được làm men gốm với nhiều màu sắc bắt mắt. Đây là một chiếc đồng hồ độc bản nhằm kỉ niệm đất nước Thái Lan. Chiếc đồng hồ được trang bị cỗ máy mang tên "Caliber 17' và có chiều cao là 213.5 mm.
Còn dưới đây là 2 chiếc đồng hồ để bàn mang tên "Trophical Isand" và "Poissons" có vẻ ngoài sặc sỡ nhưng thiên về tông xanh lam, xanh lá gợi liên tưởng đến đại dương. 2 chiếc đồng hồ đều có lớp vỏ được hoàn thiện bằng phương pháp nung men gốm.
Patek Philippe 1359M Poissons và Tropical Island
Chiếc đồng hồ để bàn mã hiệu 1359M có tên là "Poissons" được giới thiệu vào năm 1992 với hình những chú cá đang bơi trên đại dương mênh mông.
Còn đây là chiếc đồng hồ bỏ túi Lepine Kingfisher mang mã Ref 982/162G có vỏ bằng vàng trắng. Bức tiểu họa trên vỏ đồng hồ được tráng men cloisonné màu xanh vô cùng ấn tượng kết hợp cùng với kỹ thuật chạm khắc bằng tay vô cùng tinh xảo.
Lepine Kingfisher mang mã Ref 982/162G
Chiếc đồng hồ đeo tay dưới đây mang mã hiệu 5077/100R-011 có tên là "water lilies and koi carps" (tạm dịch "Cá koi và hoa súng"). Đây là phiên bản giới hạn sở hữu mặt số được hoàn thiện vô cùng ấn tượng. Không chỉ đơn thuần là mặt số men vẽ thông thường, Patek đã thực hiện một kỹ năng phức tạp hơn mang tên "plique-à-jour enameling". Đồng thời, 141 viên kim cương được nạm trên vành bezel và 4 tai càng đồng hồ có tổng trọng lượng xấp xỉ 1,1 ct.
Patek Philippe 5077/100R-011 có tên là "water lilies and koi carps"
Trong số những cỗ máy thời gian nổi bật ở đây còn có mẫu đồng hồ để bàn độc bản mã hiệu 20074M mang tên "Thai Ornaments". Đồng hồ sở hữu thân hình trụ được trang trí hoàn toàn bằng men cloisonné màu đen và vàng và phần mái vòm với họa tiết trên đồng hồ được lấy cảm hứng từ đồ trang trí truyền thống của Thái Lan.
Được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1950, đồng hồ mái vòm vẫn được hãng sản xuất kể từ đó. Tuy nhiên, chúng cực kỳ hiếm. Chỉ có khoảng 12 chiếc được thực hiện một năm và mỗi loại là duy nhất, được trang trí phong phú với các kỹ thuật thủ công mô tả các họa tiết khác nhau.
Patek Philippe 20074M mang tên "Thai Ornaments" bên trái
Trong căn phòng dành riêng cho Singapore và Đông Nam Á còn có một cặp đồng hồ bỏ túi được làm cho Vua Rama V của Siam có tuổi đời hơn 120 năm (1853-1910), còn được gọi là Chulalongkorn. Đồng hồ này được mang từ Bảo tàng của Patek Philippe tại Geneve về tới Triển lãm Patek Philippe 2019 tại Singapore.
Chiếc đồng hồ bỏ túi mang mã hiệu 1457 dưới đây có chức năng điểm chuông 2 gông và bộ vỏ được chạm trổ công phu. Mặt số men trắng với cọc số La mã, kim giây nhỏ góc 6 giờ. Cỗ máy được sử dụng cho chiếc đồng hồ này là cỗ máy Piguet, được mạ rhodium và một số cải tiến về bộ thoát, bánh xe cân bằng với vít tinh chỉnh bằng vàng. Mặt sau đồng hồ được cham trổ chữ tượng hình hoàng gia màu xanh của nhà Vua.
Patek Philippe 1457
Chiếc đồng hồ S0112 Factories in Canton được chế tác cho thị trường Trung Quốc.
Đây là chiếc đồng hồ để bàn mà thương hiệu dành tặng tới Viện bảo tàng quốc gia Singapore nhân sự kiện lần này. Được trang trí với hình ảnh đầy màu sắc với bầu trời đêm với pháo hoa, hình ảnh khách sạn Marina Bay Sand, Cầu vồng khổng lồ cùng những toà địa ốc, đồng hồ trông thực sự tỏa sáng.
Chiếc đồng hồ để bản đặc biệt dành cho thị trường Singapore mà Patek Philippe sản xuất
Chủ đề thiên nhiên đặc sắc tiếp tục được thể hiện qua 2 chiếc đồng hồ đeo tay Patek Philippe 5077/100R-025 mang tên "Floral Scrolls" và Patek Philippe 5089G-024 "Tulips".
Chiếc đồng hồ đeo tay Patek Philippe 5077/100R -025 "Floral Scrolls" ở bên trái thể hiện kỹ thuật tráng men gốm từng chi tiết nhỏ của một bức tranh. Nghệ thuật tráng men này có tên chi tiết là "miniature enameling". Chỉ với một bàn chải rất rất nhỏ, nghệ nhân sẽ vẽ lên trên một lớp nền men trắng, sau đỏ sử dụng 7 màu men Apaque và 10 lần nung với nhiệt độ dao động từ 680 đến 750 độ C.
Patek Philippe 5077/100R-025 mang tên "Floral Scrolls" và Patek Philippe 5089G-024 "Tulips"
Tiếp đến là phiên bản 5089G-024 "Tulips" được tô điểm với những bông hoa Tulip. Hài hoà giữa 3 màu sắc là hồng, lam nhạt và lam đậm gợi nhớ đến những đồ hoạ tiết ở gạch lát của nhà thờ hồi giáo hoàng gia Istanbul.
Đặc biệt, chiếc đồng hồ mang mã hiệu 5077P-65 có biệt danh là "royal tiger" với lớp vỏ bằng Platinum thuộc bộ sưu tập Calatrava. Mặt số được hoàn thiện bằng kĩ thuật "kết gỗ" độc đáo từ 120 đến 137 miếng gỗ từ 6 đến 8 loại khác nhau trong 50 giờ. Các cọc số chỉ giờ được đính kim cương.
Patek Philippe 5077P-65
Phiên bản tương tự nhưng được thực hiện với bức tiểu hoạ khác là 5077P-092 "snake". Chiếc đồng hồ này phức tạp hơn một chút ở khâu chế tác mặt số với quy trình thực hiện mất tới 60 giờ, bao gồm 219 chi tiết thuộc 13 loại gỗ đặc biệt. 2 chiếc đồng hồ này đều có đường kính 38 mm
Patek Philippe 5077P-092 "snake"
Nguồn trích dẫn: Tudiendongho.vn