[Lịch Sử] Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần 1
- 12/03/2018
- 0 Bình luận
- Tác giả: Vũ Thị Thanh Thảo
" trích từ cuốn SWISS MADE của R.james Breiding "
Ngành chế tạo đồng hồ tại Thụy Sĩ là đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực kĩ nghệ chuyên môn cao tại châu âu, với tầm nhìn cụ thể nguồn năng lượng và lao động giá rẻ, cùng với quyền tự do trí tuệ, các thợ chế tạo đồng hồ treo tường và đồng hồ đeo tay đã phát triển cơ nghiệp hưng thịnh đến mức họ hầu như quyết định và thống trị toàn bộ thị trường đồng hồ cơ trên toàn cầu trong suốt 2 thế kỉ – từ chi phí sản xuất thấp, chức năng hoàn thiện, thiết kế tinh xảo cho đến giá cả bình dân. Đến giữa thế kỉ 20, dấu hiệu nhận biết đối với một chiếc đồng hồ chất lượng chính là dòng chữ swiss made trên mặt kính .
Tuy nhiên, những thế mạnh đặc trưng kể trên bất ngờ cuối cùng đã biến thành điểm yếu, đến cuối thế kỉ 20, nguồn nhân lực tại thụy sĩ đã trở nên quá rẻ mạt, và trong bối cảnh ngành chế tạo đồng hồ thế giới bắt đầu chuyển sang chiến lược tự động hóa và công nghệ mới dựa trên các dao động điện từ trong đá thạch anh, người Thụy Sĩ dã đánh rơi vận may của mình, nhưng quan trọng nhất là chính các công ty thụy sĩ đã không ý thức được luật chơi đã thay đổi. Công nghệ mới đã ăn khớp với những chiếc đồng hồ trong từng bánh răng, khiến chúng không chỉ hoạt động chính xác hơn, mà còn góp phần hạ thấp giá thành và chi phí sản xuất.
SỰ PHỤC HƯNG NHÂN ĐÔI
Tuy nhiên, câu chuyện đã bất ngờ rẽ sang hướng mới. Ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sỹ gần như đã sụp đổ, nhưng lại bất ngờ phục hồi ngay thời khắc sinh tử. Nhờ công thế hệ lãnh đạo mới với tầm nhìn sâu rộng. Các thợ chế tạo đồng hồ Thụy Sỹ không những đã giành lại thị trường với giá rẻ và chất lượng trọng điểm, mà còn mở ra một thị trường mới, nhằm tôn vinh những chiếc đồng hồ cực kì sang trọng. Xây dựng thiết kế tinh xảo theo phong cách truyền thống . société de microélectronique et d’Horlogerie (SMH)- sau này được đổi tên thành Swatch-đã được định giá 328 triệu franc thụy sĩ khi tập đoàn này được hayek và stephan schmidheiny, một tỉ phú công nghiệp người Thụy Sĩ, dẫn dắt, thu về nguồn lợi khổng lồ sau khi tập đoàn trải qua giai đoạn tái thiết kéo dài suốt 2 năm. Hiện nay , giá trị thị trường của swatch đã đạt 22 tỉ franc Thụy Sĩ, gấp 70 lần vốn đầu tư ban đầu và tương đương tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 17,66%. Tập đoàn swatch hiện đã đạt danh thu 6,44 tỉ franc thụy sĩ (2010), là chủ nhân của nhiều thương hiệu đồng hồ như Breguet, Blancpain, Calvin Klein, Omega, Rado, Longines, Tissot ...etc
Gross đã nhận xét chính xác: Tham gia vào ngành sản xuất đồng hồ tại thụy sĩ là quyết định đầu tư đúng đắn.
LOẠN THẾ XUẤT ANH HÙNG
Đồng hồ, hơn tất cả những mặt hàng nào khác từng được sản xuất, luôn gắn liền với tên tuổi người chế tạo. Câu chuyện đằng sau chiếc đồng hồ Thụy Sỹ là câu chuyện về những con người đã kết hợp sự thành thạo, khả năng sáng tạo đột phá và các kĩ năng kinh doanh thành một nền công nghiệp thực thụ, luôn sẵn sàng đương đầu với thực trạng hỗn loạn từ thể chế trính trị - xã hội, vốn có thể làm khuất phục bất kì doanh nghiệp nào. Quả thực, nếu các thợ thủ công lành nghề không buộc phải trốn chạy sang Thụy Sĩ – đa phần từ Pháp, hoặc các khu vực xung đột khác trên khắp châu Âu. Ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sĩ chắc chắn sẽ không tồn tại.
Năm 1747 , Abraham Louis Breguet, người được xem là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử ngành chế tạo đồng hồ, đã chào đời tại Neuchatel. Năm 15 tuổi, ông được người cha dượng, Joseph Tattet, gửi đến Versailles để học làm đồng hồ. Sau khi kết thúc khóa học việc, ông lưu lại Paris và mở phân xưởng Breget trên đường De L’horloge, trong khi các đồng môn của ông tập trung sản xuất những chiếc đồng hồ bấm giờ chính xác hơn dùng khi đi biển, Breguet đã khám phá ra một thị trường hoàn toàn mới – đó là các khách hàng thuộc giới quý tộc hay thậm chí xuất thân từ tầng lớp hoàng gia, những người thường đặt hàng ông những chiếc đồng hồ với kiểu dáng và chức năng mới – như lịch ngày tháng hay chuông báo giờ. Khác với các đối thủ, ông rất chú trọng vào vẻ bề ngoài của từng chiếc đồng hồ – phẩm chất sau này trở thành thương hiệu của riêng ông. Dù với đồng hồ quả lắc hay đồng hồ bỏ túi, Breguet không bao gờ tiết lộ bí quyết phía sau những sản phẩm của ông. Điều đó, phủ lên một màn sương huyền bí quanh chúng. Một đồng môn của ông đã bày tỏ rõ sự thán phục:
” Mang theo một chiếc đồng hồ chính hiệu Breguet sẽ khiến bạn có cảm giác đang sở hữu một bộ óc thiên tài trong túi "
NGÀNH KINH DOANH NGUY HIỂM
Tuy nhiên, đến thời cách mạng tư sản Pháp, những mối liên hệ mật thiết với giới quý tộc vô tình đã trở thành thảm họa. Trong một thời gian dài, Breguet bướng bỉnh vẫn tiếp tục cung cấp đồng hồ cho thế lực của vua Louis 16, ngay cả bản án tử hình dành cho ông vua này cũng không khiến việc kinh doanh chậm lại – ông tiếp tục mang đến cho hoàng hậu Marie Antoinette một chiếc đồng hồ để bà xem giờ trong ngục tối, trước khi bước lên máy chém. Cuối cùng, ngay đến breguet cũng rơi vào vòng nguy hiểm. Khi thế lực Jacobin Do Robespierre dẫn đầu tiến hành một cuộc đại khủng bố trên khắp nước Pháp, và hệ thống luật pháp cũng sụp đổ hoàn toàn khi những chiếc máy chém được kéo lê suốt ngày đêm. Thời điểm đó, Thụy Sĩ không chỉ là miền đất hứa đối với những gã trọc phú, mà còn cả những nạn dân chính trị, điển hình như bộ trưởng tài chính Jacques Necker và người con gái nổi tiếng của ông, phu nhân De Stael.
Tháng 8 năm 1793, Breguet bất đắc dĩ phải bỏ trốn về quê hương Thụy Sĩ với con trai và con dâu. Một năm sau đó, quân đội Thụy Sĩ đã chiến đấu nhằm bảo vệ mạng sống của vua Louis 16 cùng hoàng tộc, và phải chịu cảnh thảm sát vì nghiệp chướng của họ. Thậm chí ngay tại Geneva - thành phố cách xa biên giới mà quân Pháp luôn thèm muốn, Breguet cũng không cảm thấy an toàn, một người bạn và cũng là đồng sự của ông, Descombaz, đã khuyên ông trở về Neuchatel thay vì lưu lại thủ đô của tín đồ Calvin, nơi ông bị quân cách mạng xem là phản đồ. Do không tìm thấy công việc tại Neuchtal. Breguet đã chuyển đến Le Locle, nơi sau này trở thành trung tâm của ngành chế tạo đồng hồ của Thụy Sĩ. Tại đây, ông đã dựng một phân xưởng nhỏ, và tiếp tục cung cấp đồng hồ cho hoàng gia Anh Quốc và Nga.
Với chỉ nửa tá nhân công người Thụy Sĩ, Breguet không làm được gì nhiều tại Le Locle, nhưng ông đã không để hai năm lưu lạc của mình bị uổng phí. Trong thời gian này, ông đã vạch ra các kế hoạch liên quan đến một số phát minh quan trọng nhất trong ngành chế tạo đồng hồ cơ , vốn luôn phải chịu phép trước trọng lực – thứ quyền năng tự nhiên khiến đồng hồ mất dần đi sự chính xác. Trong đó có một thiết bị được gọi là tourbillion.
THỎA THUẬN KHÓ KHĂN CỦA BREGUET
Năm 1795, Breguet đã cảm thấy khá an tâm để quay về Paris, tại Versailles. Bạo loạn cách mạng đã trả lại tương lai cho ngành chế tạo đồng hồ, và Breguet đã được chào đón hết sức nồng nhiệt. Mọi người đều tin rằng, với sự trợ giúp của ông, cơ nghiệp của họ sẽ được vực dậy – bởi sau cùng, bộ binh và hải quân vẫn cần xem giờ hàng ngày . Breguet tất nhiên cũng nhìn thấy cơ hội khôi phục vận may, nhưng ông lại quyết đòi hỏi một thỏa thuận đầy khó khăn. Ông sẵn sàng chấp nhận mọi lời đề nghị, với điều kiện được hoàn lại công việc kinh doanh cũ và được bồi thường cho những tổn thất trước kia. Không những thế, ông còn bảo lãnh cho các nhân viên được miễn nghĩa vụ quân sự, để có thể gây dựng lại cơ nghiệp càng nhanh càng tốt.
Thời hoàng kim trong sự nghiệp của Breguet bắt đầu từ đó, và ông cũng xúc tiến chế tạo các loại đồng hồ gắn liền với những phát minh ông hằng ấp ủ trong những ngày tháng lưu lạc. Trong các cuộc triển lãm quốc tế năm 1798 đến 1819, ông đã giới thiệu thành quả của mình với công chúng, và nhận được sự tán dương nồng nhiệt, ông đã ra đi trong hạnh phúc và thịnh vượng vào năm 1823, khi đã 77 tuổi và đang giữ chức giám khảo tại một hội chợ triển lãm danh tiếng thế giới.
Thế hệ sau của Breguet tiếp tục gánh vác cơ nghiệp của gia tộc cho đến năm 1870, khi cháu nội ông, Louis Clement Breguet, bán công ti cho trưởng nhóm thợ đồng hồ của họ – một người anh tên là Edward Brown gia tộc Brown tiếp tục điều hành phân xưởng Breguet tại Paris đến năm 1970, khi Chaumet mua lại công ti này, Breguet sau đó lại được chuyển về Thụy Sĩ, do Brown không tìm được nhiều thợ đồng hồ lành nghề ở Paris. Tại Le Brassus, công ti được tái thiết dưới quyền chỉ đạo kĩ thuật của David Roth – một thợ đồng hồ chuyên về những chi tiết, chức năng tỉ mỉ, phức tạp bên trong đồng hồ đeo tay. Năm 1974, investcorp - một công ti tư nhân gốc Bahrain tiếp tục mua lại Breguet, và đầu tư mạnh mẽ vào thương hiệu này, đến năm 1999, tập đoàn Swatch mới chính thức mua lại Breguet từ Investcorp. Hiện nay, Breguet vẫn nằm trong số các thương hiệu độc quyền mà không phải ai cũng có thể sở hữu, và những sản phẩm mang phong cách cổ điển của Breguet vẫn tiếp tục thống trị các sàn đấu giá, năm 2010, Breguet đạt doanh thu thuần 675 triệu franc thụy sĩ. Tương đương 12% doanh số của Swatch, cùng tỉ lệ lợi nhuận cao hơn gấp bội.
Nguồn: watchvietnam.vn